Theo thống kế ở Hoa Kỳ từ năm 2017 đến năm 2020, có khoảng 86.4 triệu người lớn từ 20 tuổi trở lên có mức cholesterol cao hoặc cận cao. Từ năm 2009 đến năm 2016, cứ 5 thanh thiếu niên thì có khoảng 1 người có chỉ số cholesterol không lành mạnh. Vì cholesterol cao không có triệu chứng rõ ràng, do đó cholesterol nên được kiểm tra ngay từ khi còn nhỏ, kể cả trẻ em và thanh thiếu niên cũng nên kiểm tra cholesterol.
Tần suất kiểm tra cholesterol như thế nào?
Tần suất kiểm tra cholesterol phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe mỗi người. Dưới đây là tần suất được khuyến nghị theo từng độ tuổi:
+ Người lớn khỏe mạnh nên kiểm tra cholesterol 4 đến 6 năm một lần. Những người mắc bệnh tim, tiểu đường hoặc có tiền sử gia đình bị cholesterol cao cần kiểm tra cholesterol thường xuyên hơn.
+ Trẻ em nên kiểm tra cholesterol ít nhất một lần trong độ tuổi từ 9 đến 11.
+ Thanh thiếu niên nên kiểm tra cholesterol ở độ tuổi từ 17 đến 21.
+ Trẻ em bị béo phì hoặc tiểu đường có thể cần được sàng lọc cholesterol cao thường xuyên hơn.
Kiểm tra cholesterol sẽ biết thông tin gì?
Khi kiểm tra cholesterol, bạn sẽ biết được mức độ:
+ Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) hoặc cholesterol "xấu": Nồng độ LDL cholesterol cao có thể dẫn đến tích tụ mảng bám trong động mạch và gây ra bệnh tim hoặc đột quỵ.
+ Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) hay cholesterol "tốt": HDL cholesterol được gọi là cholesterol "tốt" vì mức cao có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
+ Triglyceride: Là một loại chất béo trong máu mà cơ thể bạn sử dụng để tạo năng lượng. Sự kết hợp giữa mức triglyceride cao với mức cholesterol HDL thấp hoặc mức cholesterol LDL cao có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
+ Tổng lượng cholesterol: Là tổng lượng cholesterol trong máu dựa trên số lượng HDL, LDL và triglyceride của bạn.
* Lưu ý: Để có kết quả chính xác thì trước khi kiểm tra cholesterol, bạn nên nhịn ăn trong khoảng 8-12 giờ.
Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc cholesterol và triglyceride cao?
Bạn có thể ngăn ngừa cholesterol và triglyceride cao bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh, chẳng hạn như chọn thực phẩm lành mạnh hơn với ít chất béo bão hòa và bỏ hút thuốc.
Nếu bạn có mức LDL cholesterol và triglyceride cao, có thể dùng thuốc để điều trị (nên tham khảo ý kiến bác sĩ) cũng như thay đổi lối sống để giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Nếu bạn có mức HDL cholesterol thấp, hãy trao đổi với bác sĩ về những thay đổi lối sống để có thể nâng cao mức cholesterol này.
Kiểm tra cholesterol thường xuyên là một cách quan trọng để kiểm soát sức khỏe của bạn. Hiện nay việc kiểm tra cholesterol tại nhà đã trở nên dễ dàng hơn nhờ các thiết bị y tế thông minh. Bạn có thể tự theo dõi chỉ số cholesterol trong máu mà không cần phải đến bệnh viện thường xuyên.
Máy đo cholesterol tại nhà là một thiết bị hữu ích giúp bạn kiểm tra nhanh chóng và chính xác các chỉ số cholesterol trong máu. Các máy đo cholesterol thông minh được thiết kế đơn giản và dễ sử dụng, giúp bạn tự kiểm tra mức độ mỡ máu tại nhà mà không cần phải đến cơ sở y tế.
Lợi ích khi sử dụng máy đo Cholesterol tại nhà từ FaCare
Khi sử dụng máy đo mỡ máu từ FaCare, bạn sẽ nhận được những lợi ích bao gồm:
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Không cần phải đi bệnh viện, bạn có thể kiểm tra mức độ mỡ máu ngay tại nhà mọi lúc, mọi nơi.
- Độ chính xác cao: Máy đo cholesterol của FaCare cung cấp kết quả chính xác, giúp bạn nắm bắt tình trạng sức khỏe một cách kịp thời.
- Dễ dàng sử dụng: Các máy đo cholesterol từ FaCare được thiết kế thân thiện với người dùng, ngay cả những người không có kinh nghiệm cũng có thể sử dụng dễ dàng.
- Chức năng lưu trữ kết quả đo: Khả năng kết nối Bluetooth, chỉ cần tải và cài đặt ứng dụng FaCare trên App Store (cho iOS) hoặc CH Play (cho Android), sau đó kết nối thiết bị với app FaCare trên điện thoại để lưu trữ kết quả đo cholesterol.
Hướng dẫn sử dụng máy đo Cholesterol tại nhà
Dưới đây là hướng dẫn cơ bản để sử dụng máy đo mỡ máu tại nhà từ FaCare:
- B1 - Chuẩn bị: Rửa tay sạch sẽ và chuẩn bị thiết bị đo mỡ máu.
- B2 - Lấy mẫu máu: Lắp que thử vào thiết bị, lắp kim lấy máu vào bút lấy máu, lấy mẫu máu đưa vào que thử
- B3 - Chờ kết quả: Chờ máy báo kết quả sau 60s, đẩy que thử ra khỏi máy
- B4 - Đọc và lưu trữ kết quả: Mở ứng dụng FaCare trên điện thoại, kết nối app với máy đo cholesterol qua bluetooth của máy, dữ liệu vừa đo sẽ được đồng bộ với ứng dụng FaCare.
Tham khảo: cdc.gov